· 3 min read

Độ Bao Phủ Màu, Chuẩn Màu SRGB, Adobe RGB Và DCI-P3

Độ bao phủ màu (color gamut) là gì và các chuẩn màu cơ bản như sRGB, Adobe RGB và DCI-P3.

Độ bao phủ màu (color gamut) là gì và các chuẩn màu cơ bản như sRGB, Adobe RGB và DCI-P3.

Độ Bao Phủ Màu Là Gì?

Độ bao phủ màu hay dải màu (color gamut) là một thuật ngữ chỉ tập hợp con, nằm trong giới hạn của các màu sắc trong thực tế. Nó biểu hiện khả năng của các thiết bị cho nhiếp ảnh và đồ họa kỹ thuật số trong việc tái tạo màu sắc.

Vậy chuẩn mực đối với độ bao phủ màu là gì ? sRGB, DCI-P3 hay Adobe RGB là các dải màu tiêu chuẩn và có thể xem như các hệ quy chiếu. Chúng được dùng để ước lượng tương đối khả năng thể hiện màu sắc của các thiết bị tiêu biểu trong lĩnh vực này như ghi hình, hiển thị và in ấn kỹ thuật số.

Chuẩn Màu SRGB, Adobe RGB Và DCI-P3

sRGB – Tiêu chuẩn màu truyền thống

Đây là tiêu chuẩn không gian màu sắc quy định bởi International Electrotechnical Commission (IEC)

sRGB là tiêu chuẩn được công nhận bằng phần mềm và phần cứng thông thường như Windows, màn hình hiển thị, máy in, máy ảnh kỹ thuật số. Bằng cách sử dụng thiết bị tương thích sRGB để nhập và xuất, sự khác nhau của màu sắc có thể được nhỏ nhất giữa các thiết bị khác nhau để tạo ra hình ảnh mong muốn. Tuy nhiên, phạm vi hình ảnh này có thể được thể hiện rất hạn chế

Adobe RGB – Tiêu chuẩn màu cho đồ họa, in ấn

Đây là một tiêu chuyển được đề xuất bởi Adobe Systems. Không gian màu sắc này sản sinh ra màu ở phạm vị rộng hơn sRGB, do đó nó có thể hiển thị màu sắc chi tiết hơn. Vi lý do đó nên nó thường được dùng nhiều trong ngành công nghiệp in ấn. Vì vậy để cho ra được những hình ảnh Adobe RGB, yêu cần phần mềm tương thích với phần cứng như màn hình máy tính và máy in.

DCI-P3 – tiêu chuẩn màu điện ảnh

DCI-P3 là chuẩn màu được đưa ra bởi SMPTE vào năm 2010 để làm tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Chuẩn màu này có độ phủ màu nhỏ hơn Adobe RGB và lớn hơn sRGB. Những chiếc màn hình theo chuẩn này thường dùng để xem phim và chơi game vì đem lại trải nghiệm tuyệt vời.

Trên đây là 3 tiêu chuẩn phổ biến nhất để có 1 màn hình chuẩn màu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về màn hình và các chuẩn màu hiện nay.

Back to Blog